Viêm đường tiểu có thể xảy ra ở trẻ em, người trưởng thành hay người cao tuổi, cả giới nam và giới nữ. Tuy nhiên, vì cấu tạo cơ quan sinh dục của phái nữ gần hậu môn hơn nên nguy cơ bị viêm đường tiểu cao hơn phái còn lại. Đây là một bệnh khá phổ biến nhưng không nhiều người biết cách phòng ngừai.
Viêm đường tiểu là gì?
Độ nguy hiểm của viêm đường tiểu?
Tưởng chừng như một bệnh lý phổ biến nên độ nguy hại của viêm đường tiểu sẽ thấp, thực tế hoàn toàn trái ngược. Viêm nhiễm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, tâm lý, sức khỏe thậm chí là tính mạng. Viêm đường tiểu đối với phụ nữ nghiêm trọng hơn ở trẻ nhỏ, nam giới hay người cao tuổi.
Thứ nhất, viêm đường tiểu nếu không điều trị dứt điểm có thể gây ra viêm thận, bể thận.
Thứ hai, nguy cơ sảy thai, sinh non ở mẹ bầu bị viêm đường tiểu cao hơn bình thường nhiều lần.
Thứ ba, viêm đường tiểu có thể dẫn tới tình trạng tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh
Thứ tư, viêm đường tiểu có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, suy thận, thậm chí là tử vong.
Thứ năm, khi bị bệnh lý này, người phụ nữ thường đau buốt, đau khi tiểu tiện, khi quan hệ tình dục.
Thứ sáu, phụ nữ sẽ mất cân bằng tâm lý, tự ti, mặc cảm…
Triệu chứng của viêm đường tiểu
Nam giới: Thông thường, nam giới khi đã bị viêm nhiễm đường tiểu thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, số lần tăng lên, thậm chí là lên tới chục lần/ ngày. Tuy nhiên, lượng nước tiểu mỗi lần đi khá ít, đi kèm những cơn đau khó chịu. Nước tiểu đổi từ vàng nhạt thành vàng đục, có mùi khó chịu, thậm chí là có máu và chất nhầy. Không ít nam giới bị ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ tình dục. Khi gặp tình huống này, có khả năng bạn đã viêm nhiễm trước đó, nên việc thăm khám kịp thời nên được ưu tiên hàng đầu.
Nữ giới: Khi bị viêm nhiễm, chị em có giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần hơn bình thường. Lượng nước tiểu mỗi lần đi rất nhỏ có thể đi kèm việc tê buốt, đau rát khi đi, nước tiểu đậm màu, mùi nặng, đôi khi lẫn những dịch nhầy hay máu. Chị em ngứa rát vùng kín khi quan hệ. Ngoài ra, viêm nhiễm kéo thêm những triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, sốt li bì…
Những nguyên nhân gây viêm đường tiểu
95% nguyên nhân gây ra viêm nhiễm đường tiểu do vi khuẩn bội nhiễm ngược dòng niệu đạo và bàng quang, trong đó 80% là vi khuẩn Escherichia coli (E.coli). E.coli trú trong đường ruột của chúng ta, xuất hiện nhiều ở vùng hậu môn hay những khu vực vệ sinh không đúng cách. E.coli sẽ di chuyển từ phân ở khu vực đại tràng vào bên trong bộ phận sinh dục và các bộ phận trên.
Viêm đường tiểu ở nam giới thường gặp ở người bị bao quy đầu, chấn thương dương vật, vệ sinh kém. Còn đối với nữ giới, tình trạng này thường xảy ra khi chị em có thói quen vệ sinh không đúng đi đại tiện hay tiểu tiện, vệ sinh cá nhân chưa đảm bảo, quan hệ tình dục không lành mạnh, không đảm bảo vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt…
Vì sao uống nhiều nước giúp ngừa viêm đường tiểu?
Uống đủ nước mỗi ngày là một phương pháp phòng ngừa viêm đường tiểu hiệu quả. Khi cơ thể chúng ta được bổ sung đủ nước, thận sẽ tăng cường quá trình bài tiết nước tiểu. Khi tiểu nhiều hơn, nước tiểu sẽ cuốn trôi một lượng vi khuẩn ra ngoài. Phần nước tiểu còn lại sẽ được pha loãng, làm giảm nồng độ vi khuẩn. Ngoài việc uống nhiều nước, chị em cũng nên quan tâm vào việc vệ sinh vùng kín, nhất là ở những ngày nhạy cảm của tháng.
Với những người đã bị viêm nhiễm, việc thăm khám sớm nhất là cần thiết. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời từ đầu sẽ giúp bệnh nhanh khỏi. Nếu đã được bác sĩ tư vấn, bệnh nhân nên thực hiện đúng những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để bệnh tình không gặp chuyển biến xấu.
8 loại nước người viêm đường tiểu nên uống
Ngoài uống nhiều nước khoáng, nước tinh khiết, người bị viêm đường tiểu nên bổ sung thêm những loại nước dưới này:
- Nước rau má
- Nước rau dền
- Nước đậu xanh đường phèn
- Nước giá đậu xanh đường phèn
- Nước dừa, mía đỏ
- Nước râu ngô
- Nước lá bông mã đề
- Nước rễ cỏ tranh
Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả
Để giảm nguy cơ mắc bệnh này, bạn nên tham khảo một vài hướng dẫn sau.
- Uống nhiều nước nhất là nước tinh khiết, nước khoáng, nước kiềm và 8 loại nước được khuyến khích cho người bị viêm nhiễm.
- Vệ sinh đúng cách, sử dụng dung dịch dịu nhẹ, lành tình, vệ sinh nhẹ nhàng, tránh dùng những loại xà phòng tẩy rửa mạnh.
- Quan hệ lành mạnh, nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, xơ…
- Không nhịn tiểu kéo dài vì tăng nguy cơ viêm nhiễm, tăng co thắt bàng quang.
- Mang đồ thoáng mát, rộng rãi, thoát mồ hôi
Lời kết
Nhiễm trùng đường tiết niệu vừa gây bất tiện vừa ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy, việc ngăn ngừa và phương pháp điều trị bệnh này cực kì cần thiết. Ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên, hãy tới ngày cơ sở y tế có chuyên môn để thăm khám và điều trị sớm nhất.
>> Xem thêm:
Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế