Gọi nước bình 20 lít
Đóng bản đồ
Hotline 028-3840-0000
                   Giới thiệu

5 mối nguy hại khi mẹ bầu uống nước ngọt trong thai kỳ

07/07/2022

Rất nhiều phụ nữ mang thai bị “nghiện” đồ ngọt, nhất là nước ngọt có gas suốt thai kỳ. Đằng sau việc lạm dụng những món nước uống đó là hệ lụy tai hại mà không phải ai cũng biết. Theo như các bác sĩ khoa sản, để bảo vệ và giúp thai nhi được phát triển tốt thì các bà mẹ cần tránh xa những chất kích thích, nhất là nước ngọt có gas. Dưới đây là tổng hợp 5 mối nguy hại khi mẹ bầu “nghiện” nước ngọt trong thai kỳ.

Caffeine trong nước ngọt

Trung bình một chai nước ngọt có chứa khoảng 50-80mg hàm lượng cafein. Lượng cafein nạp vào cơ thể với số lượng lớn thường gây ra những tác hại cho sức khỏe. Khi mẹ bầu sử dụng nước ngọt có gas, lượng máu sẽ nhanh chóng hấp thu và truyền đến các bộ phận khác bên trong cơ thể.

Ngoài tác dụng phụ là tạo ra sự hưng phấn và tỉnh táo ra thì người mang thai có thể bị tăng nhịp thở, mất ngủ, ù tai. Không ít người đã rơi vào trạng thái lo âu, mệt mỏi kéo dài, tình trạng này không hề tốt cho thai nhi một chút nào. Cafein có thể kích thích niêm mạc dạ dày và làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa.

Thời gian nước ngọt tồn đọng trong cơ thể khá lâu, điều này đồng nghĩa với việc thai nhi trong bụng cũng bị những thành phần trong nước ngọt làm ảnh hưởng. Lượng cafein thấp hơn mức 200mg có thể an toàn với mẹ, nhưng nếu để con số này tăng cao tới 300mg và duy trì trong thời gian dài thì nguy cơ sảy thai hoàn toàn có thể xảy ra và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, trong thời gian thai kỳ tuyệt đối không nên uống đồ uống chứa lượng cafein cao như nước ngọt, cafe…

Chất làm ngọt nhân tạo và chất bảo quản

Chất làm ngọt nhân tạo và chất bảo quản

Chất làm ngọt nhân tạo và chất bảo quản

Nước ngọt có khả năng lấy được lòng người một phần nhờ tới những chất làm ngọt, chất tạo màu, tạo mùi. Đối với một người đang mai thai thì những thành phần trên không tốt chút nào. Chất tạo ngọt là nguyên nhân chính gây nên bệnh béo phì, tăng cân đột ngột mà mẹ bầu rất khó để kiểm soát được. Tương tự như vậy, chất tạo màu có thể sinh ra những hiện tượng có thể làm dị ứng cả mẹ và bé. Chất tạo ngọt có thể được truyền từ mẹ sang con và tích tụ trong cơ thể thai nhi từ đó gây ra các bệnh nguy hiểm.

Nếu như mẹ bầu có tiền sử bị các bệnh như huyết áp, tiểu đường hoàn toàn không nên duy trì thói quen sử dụng nước ngọt mà nên thay bằng nước khoáng, nước tinh khiết. Việc duy trì một hàm lượng lớn, kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Trong một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Y khoa Mỹ đã khẳng định rằng: mẹ bầu có lượng đường trong máu càng cao thì khả năng em bé sinh ra phải đối mặt với những bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, béo phì, tiểu đường…

Tóm lại thì các tổ chức y tế không khuyến cáo bà bầu sử dụng nhiều thực phẩm chứa lượng đường cao trong thời gian mang thai. Tất nhiên, nước ngọt có gas là một trong nhóm thực phẩm không lành mạnh và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

Nước ngọt có gas được ướp lạnh

Nước ngọt có gas được ủ lạnh

Nước ngọt có gas được ủ lạnh

Đồ uống có gas được bảo quản và sử dụng trong điều kiện bình thường thì có vẻ ít vì những loại đồ uống đó sẽ ngon hơn rất nhiều nếu được ướp lạnh hoặc dùng kèm với đá viên nhưng sẽ có những rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.

Nguyên nhân bắt nguồn từ việc cho thêm đá hay ướp lạnh sẽ tăng cảm giác hưng phấn khi uống và tạo sự lạ miệng cho vị giác. Tuy ngon miệng nhưng những rủi ro khi mẹ bầu uống nước ngọt làm lạnh không nhỏ chút nào cả.

Đá hay đồ uống được ướp lạnh là môi trường lý tưởng để phát triển của một loại vi khuẩn có tên listeria monocytogenes. Vi khuẩn là tác nhân làm cho mẹ bầu có cảm giác chán ăn, khó tiêu,… Chưa kể tới việc sử dụng nước lạnh khiến chức năng tiêu hóa của mẹ sẽ giảm đi, hệ hô hấp yếu hơn

Mẹ bầu có tiền sử dị ứng càng không nên uống nước đá vì trong trường hợp xấu nhất, chúng sẽ gây ra hiện tượng co thắt tử cung quá mức, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực tới em bé trong bụng.

Thành phần gas trong nước ngọt

Thành phần gas trong nước ngọt

Thành phần gas trong nước ngọt

Những ai đã hoặc đang sử dụng nước ngọt chắc chắn biết điều này. Khi thực hiện thao tác bật lon, bọt khí màu trắng sẽ bay ra ngoài. Nó còn được gọi là axit cacbonic (CO2). Thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo và sản xuất nước ngọt.

Khí CO2 tạo ra vị chua nhẹ trong nước ngọt hoặc cái loại nước có gas. Khi thiếu nó, bản thân các sản phẩm nước có gas sẽ trở nên vô cùng nhạt nhẽo, kém hấp dẫn, không thu hút được người sử dụng.

CO2 kích thích rất nhiều lên thành dạ dày, làm tăng tiết dịch vị nên việc uống một lượng nhỏ sẽ không xảy ra vấn đề gì. Ngược lại, nếu như uống nhiều, sử dụng liên tục trong thời gian dài thì các hợp chất này có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh cột sống, đau dạ dày, viêm loét ruột.

Chất tạo mùi trong nước ngọt

Axit phosphoric, một chất có thể lọc canxi từ xương và gây thiếu canxi thường xuyên xuất hiện trong nước ngọt. Nghiên cứu chỉ ra những tác hại nghiêm trọng của nó trong việc làm cho xương giòn và tăng nguy cơ loãng xương cao.

Nhiều người không biết rằng có mối liên hệ giữa sự lão hóa với nước ngọt. Photphat và axit phosphoric có trong nước ngọt để kéo dài hạn sử dụng và tạo mùi hương là những loại chất góp phần đẩy nhanh quá trình lão hóa. Lượng axit photphoric vào cơ thể quá mức cho phép có thể ảnh hưởng đến tim và gây ra các vấn đề về thận, nhão cơ, loãng xương.

Kết luận

Bài viết trên Vĩnh Hảo Việt Nam đã cung cấp thêm thông tin và kiến thức cho bạn đọc hiểu rõ hơn về những tác hại mà nước ngọt có ga đối với những người đang trong thời gian mang thai. Hy vọng với bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích cho cho tất cả các bạn nhất là những bạn chuẩn bị thực hiện thiên chức của một người mẹ.