Hiện nay, các hệ thống xử lý nước gần như đều dùng Clo để loại bỏ những vi khuẩn có hại trong nước. Nhờ những ưu điểm của thành phần hóa học này nên nước tới tay người tiêu dùng sẽ được làm sạch và hạn chế vi trùng. Tuy nhiên, nếu dư lượng Clo trong nước quá cao, vượt quá 0,5mg/l sẽ gây ra tác hại cho sức khỏe con người, thậm chí là gây ra ung thư.
Tồn dư Clo trong nước
Clo còn có tên gọi khác là Chlorine là một phi kim dạng khí có màu vàng nhạt, nặng hơn khoảng 2,5 lần không khí, có mùi hắc rất khó ngửi và mang độc tính rất mạnh. Clo được sử dụng khá phổ biến trong việc tẩy trắng, khử trùng, và nó được dùng để khử trùng nguồn nước trước khi cấp phát về hộ gia đình.
Dưới môi trường áp suất cao và được làm lạnh, Clo sẽ chuyển hóa sáng dạng lỏng và được đưa vào nước với mục đích diệt khuẩn. Tồn tại dưới dạng lỏng, Clo còn có điều kiện kết hợp với những thành phần hữu cơ, phụ gia khác mà chính những phụ phẩm đó có mức độ nguy hiểm lớn hơn Clo gấp nhiều lần.
Trong quá trình xử lý nước, Clo còn là thành phần được lưu lại trong nước với mục đích ngăn ngừa sự quay trở lại cũng những vi khuẩn dọc quá trình lưu trữ, phân phối. Vậy nên, việc giữ lại lượng Clo vượt mức 0,5mg/l sẽ để lại những hậu quả vô cùng lớn cho người thường xuyên sử dụng chúng.
Tiêu chuẩn của bộ Y tế đưa ra về hàm lượng Clo trong nguồn nước sinh hoạt của con người giới hạn trong khoảng 0,2-0,5mg/l. Nếu trong mức định chuẩn, hầu như Clo không gây ra những hậu quả nào. Nhưng ngược lại, Clo sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm nếu chúng ta dùng nước có tồn dư Clo lớn với thời gian kéo dài.
Ảnh hưởng từ lượng Clo dư trong nước ?
Tùy vào thời gian tiếp xúc, nồng độ tiếp xúc nên những ảnh hưởng của Clo đối với mỗi đối tượng cũng sẽ có sự khác nhau.
- Trong sinh hoạt đời thường hay quá trình nấu nướng, Clo trong nước sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, làm giảm đi hương vị của thực phẩm.
- Sử dụng trong sinh hoạt với thời gian dài, Clo không chỉ làm con người khó chịu bởi mùi đặc trưng, trường hợp trực tiếp sử dụng nguồn nước đó lâu dài bạn sẽ có nguy cơ bị mất vị giác.
- Các triệu chứng lâm sàng của người bị nhiễm độc Clo cấp tính là: ho, khó thở, đau ngực, phù phổi, khô da, khô tóc, sẩy thai, dị dạng… Nếu ngửi lâu có thể gây tổn thương đường hô hấp. Tiếp xúc lâu với mắt có thể gây tổn thương giác mạc và những hệ lụy khác.
- Thành phần hóa học này rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nếu sử dụng nước có Clo dư vượt tiêu chuẩn trong việc tắm và ăn uống cho trẻ.
Ngoài những tác hại nêu trên, nồng độ Clo trong nước quá cao sẽ làm gia tăng tỷ lệ bệnh lý trong cơ thể, thậm chí có khả năng cao gây ra bệnh ung thư.
Xử lý nguồn nước nhiễm Clo như thế nào?
- Một trong những giải pháp tối ưu chúng mình khuyên dùng đó là bạn nên nghĩ ngay việc thay thế nguồn nước uống, nấu ăn trực tiếp. Bạn có thể cân nhắc một khoản chi tiêu trong gia đình để mua nước uống từ các thương hiệu đã được đảm bảo an toàn chất lượng như nước Vĩnh Hảo và nước Vihawa.
- Trước hết, trong trường hợp bạn đang băn khoăn về chất lượng nguồn nước mình đang dùng, nên mang mẫu nước đi kiểm tra để chắc chắn rằng nguồn nước có vấn đề hay hông và tìm giải pháp phù hợp.
- Để xử lý nguồn nước nhiễm Clo, bạn có thể sử dụng các sản phẩm máy lọc nước. Trong quy mô gia đình hay doanh nghiệp, máy lọc nước có thể coi là một giải pháp đúng đắn. Với chi phí không quá cao, người sử dụng hoàn toàn yên tâm lựa chọn cho mình sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn nguồn nước.
- Để sử dụng nguồn nước máy trong những hoạt động khác, không nên lấy nước từ vòi và dùng trực tiếp, bạn nên chứa nước lại trong thau sạch, quậy nhiều lần và để lắng. Đợi nước đạt độ trong, bay hết mùi là có thể đưa vào tắm giặt.
Việc cung cấp những thông tin cơ bản về lượng Clo có trong nước sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan về vai trò, lợi ích cũng như tác hại của thành phần hóa học này. Hi vọng, những thông tin này sẽ được chuyển tới những ai đang sử dụng nguồn nước máy. Biết đâu, mọi người sẽ tìm ra một giải pháp hiệu quả để xử lý tình trạng nước chứa lượng Clo vượt mức thì sao?
>>> Xem thêm: Những lợi ích khi uống nước ấm